Giải pháp kết cấu mái ngói cho bitum phủ đá đang được nhiều người quan tâm. Kết cấu sai sẽ khiến cho cả công trình bị ảnh hưởng. Dưới đây là 5 phương pháp kết cấu phù hợp nhất mà bất cứ ai cũng phải biết.
Bảng
Kết cấu mái ngói | Đặc tính |
Mái bê tông | Bền, chắc, nhưng nặng và chi phí cao |
Mái cemboard | Thi công nhanh nhưng vẫn khá nặng
|
Mái ván | Thi công nhanh nhưng tuổi thọ không cao |
Mái panel | Thi công nhanh, tuổi thọ cao nhưng chi phí cũng khá cao |
Mái tôn | Thi công nhanh nhưng không đảm bảo về thẩm mỹ |
KẾT CẤU MÁI NGÓI – SAI LÀ VỨT
Mỗi loại ngói có một đặc điểm khác nhau và có giải pháp thi công khác nhau. Do đó, khi sử dụng ngói bitum phủ đá cũng vậy. Bạn cần biết rõ chi tiết mái ngói để tránh rắc rối trong quá trình sử dụng.
Sơ lược mái ngói bitum phủ đá
Loại ngói của nền công nghiệp Mỹ
Hơn 200 năm phát triển, hiện nay đây là dòng tấm lợp phổ biến nhất trên thế giới. Riêng tại Mỹ và Canada tỷ lệ này chiếm đến 90%.
Ngói bitum phủ đá là một dạng tấm lợp với cốt liệu chính là nhựa đường (bitum). Màng sợi thủy tinh làm lõi và phủ đá basalt bên ngoài. Ngoài ra để chống lốc, những vùng keo tự dính được bổ sung trên dưới.
Lưu ý và đặc điểm
Khi chọn ngói loại này, bạn cần chú ý 2 chi tiết chính:
- Màng sợi thủy tinh phải dày để đảm bảo độ bền của ngói.
- Lớp đá phải dày và được ép chặt xuống nền ngói để đảm bảo khả năng bảo vệ.
Như vậy dựa trên cơ sở cấu tạo của ngói (xét ngói chất lượng cao), chúng có đặc điểm:
- Mỏng, nhẹ, liên kết với nhau bằng đinh (vít) và bằng keo tự dính.
- Mềm dẻo, có thể uốn cong hoặc cắt tỉa dễ dàng.
Báo tuổi trẻ nói gì về các sản phẩm tại Adal Home: https://tuoitre.vn/vat-lieu-xay-dung-doc-la-ngoi-bitum-phu-da-da-art-op-tuong-20200828160830402.htm
Yêu cầu kết cấu
Các đặc điểm trên cho thấy yêu cầu về mặt kết cấu mái ngói với ngói bitum phủ đá như sau:
- Nền mái vững để đỡ ngói vì ngói bitum khá mềm.
- Nền mái phẳng để đảm bảo độ thẩm mỹ.
- Có khả năng bám đinh / vít để đảm bảo khả năng liên kết.
- Độ dốc mái từ 10-80o
5 KẾT CẤU MÁI NGÓI CHUYÊN DỤNG CHO MÁI BITUM
Căn cứ vào yêu cầu, hiện nay có 5 dạng kết cấu mái ngói thường xuyên được sử dụng nhất. Và qua phân tích cũng cho thấy đây là các kiểu kết cấu thi công phù hợp nhất.
Nền mái bê tông cốt thép
Bê tông đã quá quen thuộc với người Việt Nam. Ngày nay để đảm bảo, nhiều công trình đã đưa luôn bê tông lên cả mái.
Tham khảo bài viết Ngói dán bitum cho công trình nào: https://adalhome.vn/ngoi-dan-bitum-cho-cong-trinh-nao/
Mái bê tông có tính liên tục, có khả năng chịu lực tốt và có thể bám đinh. Do đó, đây là một loại nền mái ứng dụng được cho ngói bitum phủ đá.
Ưu điểm
Kiên cố, không cần bổ trợ bất cứ phương pháp gia cố nào khác.
Tuổi thọ cao, một mái bê tông tốt có thể sử dụng cả trăm năm.
Bề mặt liên tục, điều này rất tốt với mái ngói bitum phủ đá.
Có thể thi công tạo dáng nhiều hình thù mái khác nhau.
Nhược điểm
Quá nặng làm tăng chi phí kết cấu đỡ phía dưới.
Chi phí cho bản thân nền mái bê tông cũng khá cao.
Thông thường bê tông được trộn tại công trình. Do đó cần tính toán chính xác để tránh tình trạng bê tông kém chất lượng. Khi đó chi phí bảo trì sẽ rất lớn.
Vì bê tông có đá, đinh chuyên dụng cho ngói bitum không xuyên được lớp đá này. Vậy nên yêu cầu cần phải thi công cán một lớp vữa tối thiểu 20mm để bám đinh.
Tổng thời gian cho hoàn thiện nền mái khá dài. Từ cốp pha, đan thép đến đỗ bê tông và cán mặt có khi hơn tháng trời.
Tham khảo thêm Báo giá ngói bitum phủ đá: https://adalhome.vn/bao-gia-ngoi-bitum-phu-da-cana/
Kết luận
Chúng ta chỉ nên áp dụng dạng kết cấu mái ngói này khi mái có hình dạng hoặc chi tiết phức tạp, không thể sử dụng các phương án khác. Đây không chỉ là quan điểm riêng của Adal Home mà cũng là quan niệm của kiến trúc hiện đại.
Nền mái Cemboard
Cemboard hay Smartboard có thành phần chính từ xi măng mịn và sợi hữu cơ (cụ thể là sợi gỗ). Có thể nói đây là xi măng nhẹ.
Cemboard bản thân đã được tạo mặt phẳng và có khả năng bám vít. Điều này chứng tỏ cemboard đủ điều kiện để ứng dụng cho ngói bitum phủ đá.
Ưu điểm
Cemboard nhẹ hơn bê tông do đó so với bê tông nó giảm được tải trọng mái.
Thời gian thi công được rút ngắn đáng kể so với bê tông. Vì chúng được sản xuất sẵn, không mất thời gian chờ và thi công các công đoạn / chi tiết phụ.
Đồng đều về chất lượng nên đạt độ thẩm mỹ cao.
Có nhiều độ dày để lựa chọn do đó tự điều chỉnh được chi phí.
Nhược điểm
Cemboard giòn, dễ bể. Do đó khi thiết kế phải chọn chiều dày phù hợp và bố trí kèo, mè hợp lý.
Do cấu tạo là tấm phẳng nên rất khó để tạo các bề mặt cong.
So với các loại vật liệu công nghiệp khác, trọng lượng vẫn còn khá cao. Do đó, kết cấu và thi công vẫn còn khá nặng nề.
So với bê tông, tuổi thọ của Cemboard không quá cao. Trung bình cemboard sử dụng trong khoảng 10 năm trở lại.
Xem thêm sản phẩm Ngói bitum phủ đá CANA: https://adalhome.vn/sanpham/cana-da-tang/
Kết luận
Cemboard thích hợp với những mái nhà đơn giản, cao độ và độ dốc thấp. Khi đó chúng ta phát huy được khả năng thi công nhanh và hạn chế được các rủi ro trong thi công.
Trong phần kế tiếp chúng ta sẽ bàn về 3 kiểu kết cấu mái ngói còn lại dành cho ngói bitum phủ đá. Các bạn chú ý đón đọc.
Xem thêm thông tin tại Fanpage: https://www.facebook.com/AdalHome/posts/3641955912555089
Xem thêm hình ảnh tại: https://www.flickr.com/photos/adalhome/albums/72157718030151272
CÔNG TY TNHH ADAL HOME
Số 2 đường số 7, KP.4, P.An Phú, Q.2, TP.HCM
www.adalhome.vn - www.adalhome.com
sales@adalhome.vn - box@adalhome.vn
Tel: 028.6271.3917 (bấm phím 1)
HOT LINE TƯ VẤN: 0901.189.896
VIDEO VỀ NGÓI BITUM PHỦ ĐÁ CANA:
Viết một bình luận